HNUE     Email     Quản trị     Liên hệ     Bản đồ      English        
 
Tìm kiếm:
  TRANG CHỦ    TẠP CHÍ   

BÀI BÁO 

Số ra Số 4A/2022 KHGD VN 
Tên bài báo PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON THEO TIẾP CẬN LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM - Develop school educational programs in early education institutions based on the child-centered approach 
Tóm tắt Phát triển chương trình theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm đặt ra yêu cầu phát triển chương trình mang tính toàn diện, linh hoạt, mở và hướng đến nguyện vọng, sở thích và hứng thú của trẻ. Xu hướng phát triển chương trình tiếp cận theo hướng mở, toàn diện, dựa trên nhu cầu và sở thích của trẻ ngày càng được chú trọng và được coi là tiêu chí quan trọng của chất lượng giáo dục trẻ mầm non. Tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục\nhà trường đã có sự đáp ứng như thế nào với việc phát triển chương trình lấy trẻ làm những tâm, những yếu tố nào là thuận lợi và khó khăn với các nhà trường trong phát triển chương trình theo hướng tiếp cận này. Bài báo thực hiện khảo sát 478 giáo viên mầm non ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên để có có cái nhìn khái quát về mức độ đáp ứng các nhà trường với việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm cho thấy: Giáo viên hầu hết đã hiểu và nhận thức được sự cần thiết của phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm, còn có nhiều tiêu chí mà các nhà trường chưa đáp ứng tốt về tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm nhất là nguyên vật liệu chưa đủ đáp ứng và các hoạt động tự do và ý tưởng hoạt động xuất phát từ trẻ chưa được coi là nguồn lực của chương trình, chưa tạo cơ hội hoạt động trải nghiệm và sáng tạo cho trẻ. Bên cạnh đó, các đề xuất của giáo viên chủ yếu tập trung về dành thời gian cho tổ chức và thực hiện cho trẻ, tăng cường nguyên vật liệu trong lớp học... Developing the school program based on the child-centered approach requires comprehensive, flexible, open, and oriented toward children's aspirations, hobbies, and interests. The trend of developing comprehensive, open-access programs based on children's needs and interests is gradually focused and is considered an essential criterion of quality. Therefore, the article investigated schools’ responses to the development of child-centered programs and the advantages and disadvantages of developing the program according to this approach in Vietnam. The survey conducted opinions of 478 preschool teachers in Hanoi, Hai Phong, Nam Dinh, and Thai Nguyen to get an overview of the schools’ responses to program development based on the child-centered approach. The results show that: Most of the teachers understand and are aware of the necessity of developing programs according to the child-centered approach. Besides, the teacher's suggestions mainly focus on the time spent on organizing and implementing activities for the children, increasing the classroom’s materials... 
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Bích và Hoàng Thị Nho 
Mã phân loại DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0100 
Chuyên ngành
Từ khoá Chương trình giáo dục mầm non, phát triển chương trình giáo dục nhà trường, tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm. early childhood education Curriculum, preschool education program development, child-centered approach. 
Download [download]
  Bản quyền thuộc về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Email: tapchi@hnue.edu.vn